Thành phố Hồ Chí Minh: Hơn 5.000 người đi bộ kỷ niệm 62 năm thảm họa chất độc da cam

Ngày 12/8, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức chương trình đi bộ đồng hành “Vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin”. Hoạt động được tổ chức tại Công viên văn hóa Đầm Sen (Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh) với sự hưởng ứng của hơn 5.000 người.
Thành phố Hồ Chí Minh: Hơn 5.000 người đi bộ kỷ niệm 62 năm thảm họa chất độc da cam
Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ – Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Nạn nhân chất độc da cam/dioxin là người nghèo nhất và khốn khổ nhất trong những người nghèo khổ của xã hội vì bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học, cần được xã hội quan tâm nhiều hơn nữa”.

Hoạt động được tổ chức nhằm hưởng ứng Tháng hành động vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin và kỷ niệm 62 năm Ngày thảm họa da cam/dioxin ở Việt Nam (10/8/1961 – 10/8/2023). Gần 5.000 người đến từ các đơn vị lực lượng vũ trang; học sinh, sinh viên; cựu chiến binh, người khuyết tật; người lao động của các đơn vị, đoàn thể… đã có mặt từ sớm để tham gia chương trình.

Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ bày tỏ mong muốn, qua những sự kiện được tổ chức hàng năm, sẽ nâng tầm ảnh hưởng sâu rộng, tác động sâu sắc về ý thức trách nhiệm, tấm lòng hướng thiện, san sẻ yêu thương của cộng đồng xã hội. Để hướng đến sự quan tâm, trợ giúp mọi mặt về tinh thần và của cải vật chất đến với nạn nhân chất độc da cam/dioxin và người khuyết tật để đời sống mỗi ngày hạnh phúc hơn. Đồng thời nhằm góp phần khắc phục hậu quả của chiến tranh để lại.

Từ khi thành lập đến nay, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Thành phố Hồ Chí Minh luôn nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền và nhân dân Thành phố. Với tinh thần tích cực, chủ động, sáng tạo, Hội đã triển khai toàn diện các mặt công tác và đạt được những kết quả quan trọng trong những năm qua. Qua 18 năm thực hiện chương trình ủng hộ, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/dioxin, đời sống của nạn nhân từng bước ổn định và cái thiện. Nhiều hộ được trợ vốn, xây nhà tình thương, sửa chữa chống dột, nạn nhân da cam được chăm sóc sức khỏe y tế, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, cấp xe lăn, xe lắc, trợ cấp học bổng Nguyễn Hữu Thọ… Những hoạt động thiết thực của Hội đã tạo cơ hội cho nạn nhân vượt khó, vươn lên hòa nhập cộng đồng. Nhiều tấm gương điển hình tiên tiến trong học tập lao động và tâm lòng nhân ái vì nạn nhân chất độc da cam rất đáng trân trọng.

Thành phố Hồ Chí Minh: Hơn 5.000 người đi bộ kỷ niệm 62 năm thảm họa chất độc da cam
Dịp này, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã trao tặng 20 sổ tiết kiệm cho 20 hộ gia đình có nạn nhân nhiễm chất độc da cam, hoàn cảnh khó khăn; mỗi sổ tiết kiệm trị giá 10 triệu đồng.

Trong 2 năm qua, mặc dù phải chịu tác động nặng nề từ đại dịch COVID-19 nhưng Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì chăm lo, cải thiện đời sống nạn nhân. Từ đầu năm 2023 đến nay toàn Hội đã tích cực vận động nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam với tổng số tiền và hiện vật hàng hóa quy ra tiền để hỗ trợ cho nạn nhân da cam là: 8.385.559.000 đồng tặng cho 8.783 người, mỗi suất quà trị giá từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Thành phố Hồ Chí Minh: Hơn 5.000 người đi bộ kỷ niệm 62 năm thảm họa chất độc da cam
Các em khuyết tật đang được nuôi dưỡng tại Làng Hòa Bình, Bệnh viện Từ Dũ Thành phố Hồ Chí Minh cũng nhận được các phần quà từ các mạnh thường quân.

Ngày 10/8 hàng năm là “Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam”. Đây là ngày đầu tiên trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ đã rải chất độc diệt cỏ xuống chiến trường miền Nam vào năm 1961, để lại hậu quả rất nặng nề về sức khỏe cho những người bị phơi nhiễm loại chất độc hóa học này. Chất độc da cam đã làm hơn 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm, từ năm 1975 cho đến nay có gần 1 triệu người đã mất, còn hơn 3 triệu người là nạn nhân đi lại rất khó khăn, ảnh hưởng sức khỏe bởi các căn bệnh hiểm nghèo, đời sống bị hạn chế nhiều mặt.

Thành phố Hồ Chí Minh: Hơn 5.000 người đi bộ kỷ niệm 62 năm thảm họa chất độc da cam
Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước, nhân dân khắp các tỉnh/thành trên cả nước đã và đang dành những tình cảm chân thành đến những nạn nhân đặc biệt là người khuyết tật, nhiễm chất độc hóa học.

Thông số liệu thống kê, mỗi năm, Đảng, Nhà nước và Chính phủ dành hơn 10.000 tỷ/năm để trợ cấp hàng tháng, hỗ trợ sức khỏe, phục hồi chức năng cho các nạn nhân, hỗ trợ các vùng đặc biệt khó khăn, chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chất độc hóa học. Hơn 320.000 người tham gia chiến tranh và con đẻ bị nhiễm chất độc hóa học được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Các hộ gia đình có người khuyết tật, trong đó có hộ gia đình nạn nhân chất độc da cam được cấp bảo hiểm y tế/ khám chữa bệnh miễn phí. Hàng trăm nghìn người khuyết tật, trong đó có người nhiễm chất độc da cam được hỗ trợ điều chỉnh, phục hồi chức năng.

Ngoài ra, có hàng chục nghìn trẻ em khuyết tật, trong đó có trẻ em bị hậu quả gián tiếp chất độc hóa học được tạo điều kiện học tại một số trường chuyên biệt. Hàng nghìn nạn nhân, chủ yếu là trẻ em bị dị tật, dị dạng do chất độc gia cam được nuôi dưỡng tại nhiều trung tâm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật theo hình thức tập trung/bán trú như: 12 Làng Hòa Bình, Làng Hữu Nghị… Các trung tâm tư vấn sức khỏe, sinh sản di truyền tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh tuyên truyền và hoạt động tích cực nhằm giảm tỷ lệ sinh con dị tật.

Thành phố Hồ Chí Minh: Hơn 5.000 người đi bộ kỷ niệm 62 năm thảm họa chất độc da cam
Cán bộ, giáo viên, sinh viên khối Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh hưởng ứng chương trình đi bộ.
Thành phố Hồ Chí Minh: Hơn 5.000 người đi bộ kỷ niệm 62 năm thảm họa chất độc da cam
Thành phố Hồ Chí Minh: Hơn 5.000 người đi bộ kỷ niệm 62 năm thảm họa chất độc da cam
Thành phố Hồ Chí Minh: Hơn 5.000 người đi bộ kỷ niệm 62 năm thảm họa chất độc da cam
Thành phố Hồ Chí Minh: Hơn 5.000 người đi bộ kỷ niệm 62 năm thảm họa chất độc da cam
Thành phố Hồ Chí Minh: Hơn 5.000 người đi bộ kỷ niệm 62 năm thảm họa chất độc da cam

Lịch sử là một bằng chứng không thể thay đổi. Mặc dù chiến tranh đã lùi xa gần hơn nữa thế kỷ nhưng mỗi khi nhắc đến nạn nhân chất độc màu da cam/dioxin thì vết thương chiến tranh vẫn còn dai dẳng. Nỗi đau về tinh thần và thể xác vẫn đeo bám trên chính bản thân các nạn nhân. Đảng, Nhà nước và nhân dân các địa phương vẫn đang hỗ trợ, chia sẻ, xoa dịu tâm hồn các nạn nhân nhằm cố gắng khép lại quá khứ đau thương, hướng đến tương lai tốt đẹp hơn.

Dịp này, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã trao tặng 20 sổ tiết kiệm cho 20 hộ gia đình có nạn nhân nhiễm chất độc da cam có hoàn cảnh khó khăn. Mỗi sổ tiết kiệm trị giá 10 triệu đồng. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao tặng nhiều phần quà cho các em khuyết tật đang được nuôi dưỡng tại Làng Hòa Bình, Bệnh viện Từ Dũ Thành phố Hồ Chí Minh…
Theo Tuệ Minh/Pháp luật và Xây dựng

Tin Liên Quan